Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2016

Những cách tốt nhất để cùng con học tiếng Anh

- Nói tiếng anh với trẻ hàng ngày:
Dạy trẻ thông qua trò chuyện, qua các tình huống hàng ngày. Nếu bạn thường xuyên sử dụng tiếng Anh khi giao tiếp với con trong công việc hàng ngày thì theo một cách tự nhiên, trẻ sẽ hiểu được cái bạn muốn nói do liên hệ các từ, các câu với sự vật, sự việc hay hành động.

- Môi trường học tập lý tưởng: 
Cần tạo một môi trường học tập yên tĩnh, đầy đủ ánh sáng tự nhiên, không bị ảnh hưởng bên ngoài.Bé được một góc học tập riêng gồm cả bàn, ghế thì tốt nhưng nếu chỉ để bé ngồi học ở đó thì đôi khi bé sẽ không thích, như mình thì mua cho bé một cái bàn gấp nhỏ, dùng xong lại tự gấp lại.

- Sử dụng mạng internet:
Hãy hướng con vào các game dùng tiếng Anh. Một web hay không chỉ dạy bé học từ mà cả toán, các câu đơn giản tiếng Anh. Đặc biệt là giọng đọc thì cực chuẩn rồi.



- Đọc sách, truyện cùng với trẻ:
Việc học tiếng Anh cần đa dạng mỗi ngày, có thể hôm nay xem chơi Internet, hôm sau đọc sách hay truyện tiếng Anh hoặc từ điển bằng tranh …
Trong khi đọc, có thể đặt câu hỏi cho con. Đọc sách giúp tăng niềm đam mê học tiếng Anh cho con và tăng vốn từ vựng nhanh chóng, tất nhiên bố mẹ cũng cần xem trước cách phát âm từng từ nhé, không thì lại thành phản tác dụng …

- Trẻ em học tiếng anh qua phương pháp vui học là chính:
Hãy biến tất cả những thứ bạn muốn dạy con thành trò chơi.Đó là cách "lừa" trẻ học thành công và đem lại nhiều niềm vui cho cả mẹ và con. Bất kỳ cái gì cũng có thể biến thành trò chơi, đôi khi chẳng cần liên quan gì đến môn học.

- Giúp con ôn tập,làm bài tập về nhà:
Đưa ra một thời gian cố định dành cho làm bài tập hay ôn bài. Trong thời gian này bố mẹ cố gắng học cùng con, tránh đưa ra câu trả lời trực tiếp. Thay vì đó nên đặt câu hỏi giúp trẻ dần dần đưa ra câu trả lời.Ví dụ : thay vì hỏi con: Quả táo đọc là gì ? thì bố mẹ phải hỏi : what is this ? – vì đó là câu mà giáo viên dạy trên lớp và trẻ sẽ nhanh chóng có câu trả lời chính xác.


Đọc thêm:

4 Nguyên tắc dạy trẻ học tiếng anh:

Khi dạy con học tiếng Anh, các bố mẹ cần lưu ý những điểm sau đây:

- Học ít nhưng học đều đặn mỗi ngày:
Bố mẹ thiết lập thói quen học tiếng Anh như một hoạt động đều đặn diễn ra hàng ngày và có tổ chức. Đặc biệt là học khoảng 30 phút trước khi ngủ là rất hiệu quả vì những gì bé nhớ được sẽ in vào tâm trí bé ngay cả khi bé ngủ.


- Không gây áp lực:
Mỗi đứa trẻ đều có một thiên hướng khác nhau. Có đứa trẻ thích âm nhạc, có khả năng thẩm âm, tiết tấu nhanh. Nhưng cũng có đứa trẻ đam mê các hình khối hoặc có trí tưởng tượng phong phú. Chính vì vậy, nếu con bạn không thể nhớ được một từ tiếng Anh mà bạn đã nhắc đi nhắc lại thì đấy là chuyện bình thường. Bạn nên nhớ, gây áp lực phản tác dụng với trẻ trong trường hợp này.


- Dạy trẻ thứ trẻ thích:
Nếu trẻ chưa bao giờ tiếp xúc với tiếng Anh thì chẳng có lý do gì khiến trẻ ghét bỏ môn học này. Vì vậy, nếu có ý định dạy con tiếng Anh, bạn hãy tạo sự tò mò và thích thú cho bé bằng các loại sách, truyên, bài hát trẻ em được xuất bản bằng tiếng Anh. Nên nhớ, khi bé đã thích thì bạn không muốn con học cũng không được.


- Không so sánh:
Bạn đừng đem con mình ra so sánh với đứa A, đứa B - con của đồng nghiệp. Nhắc lại một lần nữa, con bạn khác với những đứa trẻ khác. Vì vậy, hãy đánh giá trẻ với chính trẻ ngày hôm qua để xem bé đã tiến bộ hay chưa.


Bài viết khác:

Làm thế nào để giúp con học tốt ngoại ngữ?

1. Với trẻ lứa tuổi mẫu giáo và lớp 1, 2 tiểu học, hãy dùng các công cụ giảng dạy trực quan (các hình vẽ, các tấm ảnh, vật dụng, đồ chơi, các con bông…) và tăng cường các hoạt động tập thể. Không cần phải bắt trẻ ngồi viết vào vở với những nguyên tắc ngữ pháp khô khan như kiểu học của người lớn.
2. Thận trọng với việc đánh giá, chấm điểm. Đừng dùng điểm số hoặc các kiểu “sát hạch, truy bài” tạo áp lực cho trẻ và cho chính mình. Càng ít áp lực, trẻ học càng “vào”. Hãy kiểm tra bài bé bằng những hình thức khác vui nhộn. Tuyệt đối không chê bai, phê phán, so sánh bé với bạn khác.
3  Bạn có thể dạy con cùng một lúc 2 ngoại ngữ mà không sợ bé bị lẫn. Tuy nhiên, một trong hai ngôn ngữ phải được nhấn mạnh nhiều hơn, xác định rõ chính và phụ. Trước mỗi buổi học, nhắc đi nhắc lại với bé: “Hôm nay chúng mình nói tiếng Pháp (hoặc tiếng Anh) nhé!” để bé phân biệt rõ ràng hai thứ tiếng.
Một số trò chơi đơn giản bố mẹ và con có thể chơi ở nhà để củng cố kiến thức về ngoại ngữ.
Số lượng người chơi có thể rất ít, chỉ mẹ và con hoặc cả nhà:
-          “Đây là ai?”: Bạn đề nghị bé đoán thông qua hành động và việc bắt chước tiếng kêu của con vật. Ví dụ: Mẹ kêu: “Meo meo”, bé reo lên: “Đây là con mèo” (bằng tiếng nước ngoài). Đừng quên kêu lên “đúng” hoặc “ồ, sai rồi” bằng ngôn ngữ ấy. Có thể đổi vai, bé là người “ra đề”, mẹ đoán. Đôi lúc hãy thử nói sai để bé “chỉnh” bạn.
-          Học cùng bóng: (chơi 2 người hoặc nhiều người đều được) đề nghị các bé đứng xung quanh, cách vài bước, bạn đứng giữa, cầm một quả bóng nhỏ. Mỗi lần đặt câu hỏi, hãy tung cho một bé. Bé bắt được và nghe câu hỏi, sau đó ném quả bóng trả lại cho bạn, vừa ném vừa trả lời. Và cứ tiếp tục thế với những bạn khác. Tâm lý vui nhộn khi chơi kích thích trí não bé làm việc nhanh và hiệu quả hơn.
-          Kể chuyện nối từ: Khi bé chưa biết nhiều từ vựng để có thể nói cả câu dài, bạn có thể dùng tiếng Việt làm cầu nối. Ví dụ, chơi trò kể chuyện cổ tích để học tiếng Anh: Ngày xửa ngày xưa, có một… (đưa hình ảnh chú bé, trẻ nối” a boy”) “Chú bé ấy nuôi một… (đưa hình ảnh con chó, trẻ nối “a dog”)…
-          “Nhà vua cần…”: cho trẻ một số đồ vật như cái bút, quyển vở, các con bông. Sau đó bạn là nhà vua, đòi các “thần dân” đem đến cho mình những vật mình cần. Bạn nói: “I need a pen” chẳng hạn, bé sẽ lập tức đáp ứng. Có thể đổi vai với bé.
-          Trò chơi chỉ đường tìm đến kho báu: mục đích là củng cố các từ ngữ chỉ phương hướng. “Kho báu” có thể là một món đồ chơi mới nào đó, bạn giấu trong cái hộp để ở phòng ngủ. Hãy hướng dẫn bé qua hiệu lệnh (nói bằng ngoại ngữ mà bé học): đi thẳng, rẽ phải, rẽ trái, lùi lại. Cứ mỗi một lệnh phát ra, bé đi một bước. Hãy cố tình nói nhiều hướng để bé đi lung tung trước khi đến được đích, tạo một hành trình dài thú vị. Có thể đổi vai với bé.
Đơn cử một vài ví dụ như thế, tôi tin rằng, trong quá trình chơi với trẻ, các bậc phụ huynh sẽ nảy ra ý tưởng về nhiều trò chơi thú vị hơn khiến việc học ngoại ngữ của con trở thành niềm vui bất tận đối với cả nhà.


Tham khảo bài viết khác:

Thứ Tư, 14 tháng 12, 2016

Giúp bé học tiếng Anh: Sửa lỗi không có trọng âm “No stress”:

Tham khảo:



Khi bạn hỏi người ngoài khó nhất trong việc học tiếng Việt là gì? Rất nhiều câu trả lời được đưa ra là tiếng Việt khó vì có dấu. Đúng vậy các từ tiếng Việt trong câu là có dấu, còn chúng ta phát âm chúng thường là bằng bằng, chúng ta chỉ lên giọng một chút khi là câu hỏi hoặc nếu bạn đang “nhấn” vào từ nào đấy là khi bạn đang tỏ cảm xúc đấy. Còn với tiếng Anh trong câu thông thường người ta vẫn dùng lối nói có trọng âm.

Biết được nguyên tắc này rất quan trọng trong viêc nói và nghe tiếng Anh, bởi bạn đặt trọng âm khác nhau nghĩa của từ, của câu sẽ hoàn toàn khác nhau nhé, ví dụ với chuỗi từ sau: Light house, Hot dog, Green house

Nếu bạn để 2 từ tách rời: Light house, Hot Dog, Green house thì từ đầu tiên là tính từ, từ phía sau là danh từ

Còn khi bạn viết chúng liền lại với nhau: Lighthouse = Ngọn hải đăng, Hotdog = Xúc xích, Greenhouse = Nhà kính thì tất cả chúng lại chuyển thành danh từ.

Nhưng khi đọc thì bạn không thể phân biệt như vậy đúng không? Vậy phân biệt chúng như thế nào? Câu trả lời là nếu bạn nhấn trọng âm vào từ đầu tiên trong 2 từ đó thì nghĩa được hiểu là chúng được viết liền và chúng là danh từ. Trong khi nếu bạn nhấn âm vào từ thứ 2 thì nghĩa của chúng được hiểu là chúng được viết tách ra và từ đầu tiên là tính từ bổ nghĩa cho danh từ đứng đằng sau.

Ngoài ra việc bạn nói tiếng Anh có trọng âm và bạn thể hiện được cả cảm xúc vào trong từng từ, từng câu nói thì bạn đang nói tiếng Anh chuyên nghiệp như người bản xứ đấy.

Giúp bé học tiếng Anh: Sửa lỗi Việt hóa tiếng Anh

Tham khảo:


Nếu bạn phát âm chưa chuẩn, nghe tiếng Anh chưa tốt bạn có công nhận với tôi là nghe bạn nghe người Việt nói tiếng Anh dễ hiểu nhau hơn là khi nghe người bản xứ nói?



Trong tiếng Việt cũng vậy, tiếng Việt có tiếng vùng miền và đương nhiên người vùng nào thì nói tiếng vùng đó và những người ở cùng miền với nhau chắc chắn sẽ nói sẽ dễ hiểu nhau hơn là khi khác vùng miền. 
Và tiếng Anh với lỗi hay Việt hóa tiếng Anh thì sai giống nhau nên dễ hiểu nhau nói hơn.

Bạn thử phát âm từ OK xem, bạn đang phát âm là “Ô kê” hay “Okey”? Nếu “Ô kê” là Việt hóa thì “Okey” là phát âm chuẩn

Những từ khác rất hay sử dụng mà thường bị Việt hóa đó là Thank you, No Problem hay “Nếch em ơi: Câu bạn thường xuyên nghe thấy khi đi hát Karaoke”…


Bạn phát âm những từ này như thế nào? Có đang bị Việt hóa hay không? Hãy tự bật phát âm chuẩn của chúng lên và so sánh với phát âm hiện tại của bạn nhé. Ở đây chúng tôi muốn nhắc lại bạn quy tắc là hãy học từ vựng chuẩn ngay từ đầu.

Giúp bé học tiếng Anh: Sửa lỗi ”xì lung tung” hay việc tự ý thêm “S” vào từ


Bạn đã xem tiểu phẩm hài nào mà nhân vật không hề biết tiếng Anh nhưng phải vào vai Việt kiều ở Mỹ về và đương nhiên phải nói tiếng Anh xì xồ. Các nhân vật hài thêm “xì” vào tất cả các câu, các từ? Có rất nhiều bố mẹ nhé, không tin bố mẹ vào Youtube sẽ thấy liền.



Bạn có muốn nói tiếng Anh “Tây” như kiểu nhân vật hài ấy không? Nếu có chắc chắn bạn sẽ được nhận những tràng cười của người nghe đấy. Tất nhiên trong tiểu phẩm họ làm quá trong thực tế không ai lại “Xì” vào tất cả các từ như vậy nhưng việc “Xì” lung tung là rất nhiều đấy.

Thông thường khi danh từ số nhiều chúng ta sẽ thêm “S” vào cuối danh từ đó nhưng không phải là trong tất cả các từ. Cụ thể về nguyên tắc chuyển danh từ từ số ít sang số nhiều bố mẹ hỏi anh “Google” nhé. Ở đây chúng tôi chỉ muốn nói đến lỗi hay thêm “S” vào từ khi phát âm.

Có phải tất cả danh từ số nhiều khi thêm “S” đều có engding sound là “xờ” không? Xin thưa không phải như vậy, bạn hãy thử phát âm 4 từ này xem nhé:

Books, Cups/ Songs, Games: Trong khi cặp Books, Cups có engding sound là “S” thì cặp Songs, Games khi viết là “S” nhưng đọc lên lại là “Z” nhé.

Tham khảo: